Vừa qua, huyện Bảo Yên tổ chức Lễ hội quả còn tại xã Nghĩa Đô, với sự tham gia của hàng trăm người dân và du khách thập phương. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông”lần thứ III, năm 2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đến dự có đồng chí Nguyễn Anh Dũng - Phó chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Trung tâm Văn hóa Thể thao - Truyền thông; Ban Quản lý di tích và Phát triển du lịch; cấp ủy, chính quyền đại phương và đông đảo khách thập phương trong và ngoài huyện.
Đồng chí Nguyễn Anh Dũng- Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc tại Lễ hội
Phát biểu khai mạc tại Lễ hội, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh: “Trong không khí tưng bừng, phấn khởi cả nước thi đua lập thành tích chào mừng chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và khuân khổ các hoạt động Ngày hội Văn hóa dân gian kích cầu du lịp xã Nghĩa Đô "Sắc vàng bên dòng Nậm Luông". Việc tổ chức lễ hội quả Còn góp phần tạo sân chơi văn hóa tinh thần cho người dân địa phương và du khách, gắn kết cộng đồng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân đoàn kết tham gia lao động sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương; đặc biệt tạo điểm nhấn và tạo sản phẩm văn hóa du lịch mới cho điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô; tạo sinh kế cho người dân địa phương để phát triển thành sản phẩm du lịch; thúc đẩy phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững, phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với đặc trưng văn hóa, bản sắc dân tộc, sản phẩm du lịch được đầu tư xây dựng ngày càng phong phú, hấp dẫn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Để lễ hội diễn ra thành công, an toàn, vui tươi và để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách, Đồng chí mong muốn nhận được quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu, sự tham gia tích cực, tinh thần trách nhiệm và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể nhân dân và các đội chơi để cùng nhau lan tỏa tinh thần văn hóa, văn minh, đoàn kết trong từng hoạt động của lễ hội”.

Tiết mục đồng diễn tại Lễ hội quả còn
Sau phần lễ, tái hiện nghi lễ cầu may, cầu bình an của thầy Then, là phần hội với 2 hoạt động hấp dẫn gồm: Thi ném còn và thi làm quả còn.
Trong phần thi ném còn, có sự tham gia của 13 đội thi, gồm 5 đội thi đến từ các huyện của Bảo Yên (Yên Sơn, Tân Tiến, Tân Dương, Vĩnh Yên, THPT số 3 Bảo Yên), 7 đội thi đến từ xã Nghĩa Đô và 1 đội thi đến từ xã Mường Bo, thị xã Sa Pa, mỗi đội 6 người. Trong thời gian 5 phút, các đội thi ném còn lên cây nêu để được tính điểm.
Các đồng chí lãnh đạo huyện, xã Nghĩa Đô tham gia tung Còn tại Lễ hội
Trong phần thi làm quả còn, có sự tham gia của 8 đội thi, đến từ các xã của huyện Bảo Yên, mỗi đội 6 người. Trong thời gian 60 phút, các đội thi làm quả còn truyền thống theo phong tục người Tày ở Nghĩa Đô, với các tiêu chí chấm điểm là quả còn đẹp, đúng cách thức và hoàn thành tối thiểu 3 quả còn.
Kết thúc lễ hội, phần thi ném còn, đội thi đến từ bản Thâm Mạ, xã Nghĩa Đô đã xuất sắc giành giải Nhất; giải Nhì thuộc về đội bản Khuẩy Rí, xã Nghĩa Đô; giải Ba được trao cho đội thi đến từ bản Pom Chén, xã Nghĩa Đô. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 6 giải Khuyến khích cho các đội thi có kết quả tốt.
Trong phần thi làm quả còn, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi đến từ xã Tân Dương; giải Nhì được trao cho đội xã Bảo Hà; giải Ba thuộc về đội xã Nghĩa Đô. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 5 giải Khuyến khích cho các đội còn lại.
Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện trao giải Nhất Ném còn cho đội đến từ bản Thâm Mạ, xã Nghĩa Đô
Lễ hội quả Còn đã góp phần tôn vinh giá trị quả còn trong đời sống của người Tày ở Nghĩa Đô nói riêng và Bảo Yên nói chung; tạo điểm nhấn và sản phẩm văn hóa du lịch mới cho điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô - huyện Bảo Yên; thúc đẩy phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững, phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với đặc trưng văn hóa, bản sắc dân tộc; tạo sân chơi văn hóa tinh thần cho người dân địa phương và du khách, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, đảng viên, nhân dân./.